Nền sân tennis là một bộ phận quan trọng trên sân thi đấu và tập luyện quần vợt. Cấu tạo của nền sân cũng có ảnh hưởng đến chất lượng thi đấu và kết quả. Vậy nền sân tennis có mấy lớp và được làm từ chất liệu gì? HT Sport sẽ giúp bạn có câu trả lời ngay sau đây nhé.
Mục lục nội dung
Đôi nét về nền sân tennis
Sân tennis được khai thác sử dụng trong thi đấu chuyên nghiệp hay tập luyện thể dục, thể thao và phần lớn là nền sân cho tốc độ của bóng trung bình. Nền sân sẽ phải đảm bảo chất lượng để có độ nảy trung bình phù hợp với thực trạng sử dụng.
Nền sân không chỉ được thiết kế bằng phẳng mà còn phải đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như độ bền bỉ. Nền sân tennis phải có độ nảy, độ cứng nhất định cho cầu thủ di chuyển trên sân tập luyện và thi đấu hiệu quả nhất. Vậy nền sân tennis có mấy lớp là đúng tiêu chuẩn?
Nền sân tennis có mấy lớp?
Thông thường nền sân tennis cơ bản có cấu tạo từ 3 đến 4 lớp và có những trường hợp đặc biệt sẽ lên đến 6 lớp không tính lớp nền hiện hữu đã được đổ bê tông xi măng hay rải thảm nhựa nóng.
Nền sân tennis cấu tạo 3 lớp
Thông thường nền sân tennis sẽ có cấu tạo 3 lớp cụ thể từng lớp được thi công và thiết kế như sau:
- Lớp 1: Đây là chất đệm có thể giảm chấn và tạo độ êm cho vận động viên di chuyển và tập luyện.
- Lớp 2: Lớp này sơn phủ màu cho sân tennis và tùy vào sở thích mà có thể chọn màu sơn phù hợp để thi công sơn 3 lần đảm bảo bề mặt bóng đẹp, mịn và sẽ lâu phai màu hơn.
- Lớp 3: Đây là lớp sơn vạch thi đấu theo kích thước tiêu chuẩn.
Nền sân tennis có cấu tạo 04 lớp
Nền sân tennis có mấy lớp? Một số sân tennis lại có cấu tạo 4 lớp, loại sân này chắc chắn và bền bỉ hơn với các lớp cụ thể như sau:
- Lớp 1: Đây là chất lót phía trên nền bê tông xi măng cho sân mềm và êm hơn.
- Lớp 2: Chất đệm được phủ lên trên để giảm chấn thương và tạo độ êm cho quá trình di chuyển.
- Lớp 3: Đây là sơn phủ màu cho sân tennis với màu sắc tùy chọn theo bảng, bạn cũng nên sơn 3 lần để bề mặt và lâu phai màu trong quá trình sử dụng.
- Lớp 4: Đây là lớp sơn vạch thi đấu theo kích thước tiêu chuẩn định sẵn.
Những yêu cầu khi đổ bê tông nền sân tennis
Nền bê tông xi măng có độ dày 10cm trở lên với bề mặt phẳng nhắn và không nhấp nhô uốn lượn. Bề mặt nền sẽ phải có độ dốc hợp lý để thoát nước dễ dàng khi có mưa lớn. Bạn cũng nên hạn chế số lượng các khe co giãn nhiệt ở nền bê tông bởi sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của việc xử lý bơm keo trám khe sau này.
Nền bê tông bằng nhựa lại có độ dày từ 5 đến 15cm, hạt mịn, đổ rải thảm bằng máy và được lu lèn thật chặt để có thể đảm bảo được độ bằng phẳng và nhẵn tối ưu nhất. Việc xử lý các địa điểm không rải và lu bằng máy sẽ phải chú ý những địa điểm này để có thể tạo được lớp kết cấu ổn định nhất. Nền sân tennis có thời gian sử dụng lâu dài không bị nứt gãy nên thi công phải cẩn thận.
Quy trình thi công sơn nền sân tennis
Bạn đã nắm rõ được nền sân tennis có mấy lớp và yêu cầu khi đổ bê tông nền sân. Tiếp theo là thi công sân tennis cũng như thi công lớp nền sân đảm bảo chắc chắn và đạt chất lượng tốt cho vận động viên thi đấu và tập luyện.
Bước 1: Thi công nền hạ sân tennis
Đầu tiên cần phải lu nền hạ sân bằng những bước cụ thể dưới đây:
- Tiến hành dọn dẹp vệ sinh, dọn sạch cỏ, lớp than bùn để thuận tiện cho quá trình thi công.
- San lấp nền và dùng xe lu tầm 10 đến 12 tấn, chỉ nên san lấp độ dày khoảng 20cm và lu từng lớp chứ không nên lu quá dày.
- Định vị sân: Hãy xác định hướng sân, định vị các vị trí sân, vị trí hệ thống thoát nước cho sân…
- Thi công hạ tầng gồm có làm móng cho trụ đèn, trụ hàng rào của sân, hệ thống thoát nước.
- Sau đó rải đá 0x4 và đá mạt rồi lu nén cho mặt đất nền.
Bước 2: Thi công nền sân tennis
Mặt nền của sân có cấu tạo bằng nhựa, đường bê tông nhưng mỗi một loại sẽ phải có những yêu cầu kỹ thuật riêng.
Đối với bề mặt nhựa đường
Bề mặt bê tông asphalt khi khô lại sẽ bằng phẳng và đảm bảo độ nghiêng theo tiêu chuẩn để có độ dốc giúp sân có khả năng thoát nước tốt mà không ảnh hưởng đến việc thi đấu ở sân. Bên cạnh đó, bề mặt nền sẽ phải chắc chắn với khả năng chịu lực tốt. Bề mặt nhựa đường sẽ phải được lu nén vững chắc và nền nhựa asphalt phải để sau 14 ngày để kiểm tra kỹ thuật mới có thể thi công sơn.
Đối với bề mặt bê tông
Với bề mặt bê tông khi khô lại vẫn phải đảm bảo bằng phẳng với độ nghiêng theo tiêu chuẩn như bề mặt nhựa đường. Sân bê tông sau 25 ngày mới có thể ổn định để kiểm tra kỹ thuật và tiến hành thi công tiếp theo.
Bước 3: Xử lý bề mặt nền sân
Để tránh gặp những rủi ro và khó khăn khi thi công sẽ phải xử lý bề mặt sàn trước khi thi công. Tạo độ bằng phẳng cho bề mặt đạt hiệu quả thi công tối ưu nhất. Đặc biệt với các bề mặt sàn được xây dựng bằng những chất liệu khác nhau sẽ có các xử lý không giống nhau cụ thể là:
Đối với bề mặt nền nhựa đường
Thông thường trên bề mặt có nhiều lỗ hổng và các khuyết điểm lồi lõm cùng các vết rạn nứt. Bạn sẽ phải xử lý hết các vấn đề đó và che lấp lại bằng nhũ tương với các hỗn hợp cát mịn hay xi măng.
Nếu để ở bề mặt có lỗ hổng li ti nào cũng ảnh hưởng đến quá trình thi công và chất lượng của lớp sơn. Do đó, cần phải xử lý để tránh các lớp sơn bị phồng rộp, bong tróc sau một thời gian hay điều kiện thời tiết ẩm ướt.
Đối với bề mặt nền bê tông
Cần xử lý chỗ đọng nước bằng hỗn hợp chống thấm Sika Latex TH và cát mịn với nước sạch. Còn những chỗ gồ ghề, hãy sử dụng sản phẩm Flexipave Filler để làm phẳng lại bề mặt.
Bước 4: Thi công sơn
Ở bước này bạn sẽ phải thực hiện thi công từng lớp sơn bắt đầu từ sơn lót cho đến các loại sơn khác. Thời gian cách nhau giữa các bước từ 10 đến 15 phút đảm bảo sơn khô mới hiệu quả.
Trên đây là thông tin về nền sân tennis có mấy lớp và quy trình thi công nền sân tennis. Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ thi công sân trọn gói hãy liên hệ HT Sport để được hỗ trợ nhanh nhất.